Wednesday, October 29, 2014

Cách làm thịt rắn ngon, bổ, an toàn

(VietQ.vn) - Năm Quý Tỵ - năm con rắn, giới làm ăn, kinh doanh cho rằng phải tìm mua bằng được thứ gì đó có liên quan đến rắn; đặc biệt là thịt rắn để ăn với hàm ý “nuốt” trọn năm rắn một cách dễ dàng, sau những vất vả năm 2012.

Ở nhiều nước trên thế giới, thịt rắn trở thành món khoái khẩu của người dân và thực khách du lịch. Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Campuchia ăn thịt rắn phơi khô chiên giòn có vị gần giống thịt gà và thịt ếch. Do thịt được phơi khô nên rất dai và dẻo, để hưởng trọn vị ngon tinh tế của nó, có thể phải nhai lâu mới thưởng thức hết dư vị của món ăn.
Điển hình như món rắn khô ngon nổi tiếng của vùng Siem Reap - Campuchia được chế biến từ những miếng thịt rắn dày phơi khô, tẩm ướp với lá chanh rồi đem chiên giòn để ăn cùng cơm nếp hoặc uống cùng bia lạnh.
Rắn khô sau khi đã tẩm ướp với lá chanh chỉ cần bỏ vào chảo dầu nóng và đảo đều cho đến khi chín vàng. Món nấu hoặc om được chế biến bằng cách nướng thịt rắn khô trên than củi, thái nhỏ rồi đem tẩm ướp cùng các gia vị.
Món canh rắn ở Thái Lan có thể khiến thực khách mê tít bởi sự hòa quyện của rất nhiều hương vị: tỏi, rau răm, lá chanh, riềng, sả, hành tây, ớt, lá bạc hà… Trước khi ăn có thể cho thêm dịch từ túi mật của rắn và cảm nhận thêm vị đắng của nó.Còn ở phía Bắc Thái Lan, món rắn Tom Yum được chế biến khá cầu kỳ. Rắn được nướng căng phồng, cạo lớp tro bên ngoài, cắt thành khúc và vứt bỏ đầu rồi đem nấu. Trước khi nấu phải tách bỏ túi mật nhưng giữ lại các phần nội tạng khác của con rắn.
Dưới đây, Chất lượng Việt Nam giới thiệu một số cách chế biến và sử dụng thịt rắn ngon, bổ, an toàn.
Rắn ném lửa: Đôi khi bắt được rắn mối mà không có đầy đủ điều kiện để chế biến thì có thể ăn xổi bằng món rắn mối nướng mọi.
Món này không cần làm da, mổ bụng, chỉ đập chết con rắn mối rồi ném vào lửa rơm, đợi cho chín vàng, bốc mùi thơm ngào ngạt thì lấy ra, cạo sạch tro than, bỏ ruột, bẻ từng khúc ăn với muối hột và ớt xanh cũng ngon đáo để.
Rắn xúc bánh đa: Vàng giòn màu nghệ, thơm lừng mùi tỏi, sả, ớt. Rắn được bằm hoặc xay nhuyễn, tỏi khử, xào rắn trên lửa lớn đều. Lá chanh và lá điều non thái mỏng, rải đều trên mặt. Ăn kèm với món này có bánh đa hoặc bánh phồng tôm chiên. Đây là món đủ những “cay, đắng, ngọt, bùi, chua, chát…”.
Rắn xé phay: Rắn chặt khúc, hấp trong nồi áp suất. Sau đó rút xương thái mỏng, trộn với ngó sen, chanh, củ hành tây và rau răm.
Rắn xào lăn: Rắn chặt khúc, hấp kỹ, rút xương, xào cùng hành tây, nấm mèo. Trình bày trên đĩa gồm có: vắt bún tàu lót ở bên dưới, thịt rắn, rải rau ôm đậu phộng trên cùng. Rắn dậy mùi hành, cà ri và ngũ vị. Ăn nóng
Chả rắn chiên hột gà: Rắn xay nhuyễn, ướp tiêu hột, bột ngọt, đường, muối, trộn đều. Hột gà đánh đều, nhúng viên thịt rắn đã chiên vào trứng, nhúng tiếp vào chảo dầu đang sôi để tạo độ dính. Ăn… chấm với muối tiêu chanh, rất “tuyệt vời”.
Rắn hầm sả: Rắn được hầm mềm chung với sả cây đập dập và củ cải trắng, gừng xắt lát; sau đó rút xương và nêm thêm đường, ớt khô, mỡ, tỏi. Nước chấm với món này là mắm sả. Rắn hầm sả thơm ngon hơn các loại thịt thường ăn hằng ngày rất nhiều. Nếu được ăn rắn hổ đất lại càng bổ, mát và ngủ khỏe. Làm thịt rắn hổ đất, người ta chỉ bỏ phần đầu và nội tạng rồi chặt từng khúc 7-8cm cho vào xoong nước. Bắc xoong lên bếp, thêm sả càng nhiều càng ngon. Nước cốt hầm sả bổ và ngọt lựng, hương sả và mùi thơm thịt rắn kích thích cả khứu giác và vị giác thực khách.
Cháo rắn đậu xanh: Là món thường được ưa thích nhất trong thực đơn rắn. Cháo thơm vừa có vị bùi của đậu xanh, dẻo của nếp và vị ngọt của thịt rắn.Rắn tiềm thuốc Bắc: Là món bổ nhất trong các món rắn. Rắn được tiềm với chín vị thuốc Bắc có công dụng chống đau nhức và là vị thuốc mát. Rắn tiềm được để trong lẩu và đặt trên lửa nhỏ, sôi liu riu. Hương thuốc Bắc tỏa nghi ngút, vị hơi nhẫn và ngọt, thịt rắn đủ mềm.
Rắn nhồi thịt: Món này dành riêng cho dân nhậu thật “xiềng” thịt rắn (món này không làm với rắn hổ). Rắn sau khi được chặt đầu, tuột da cho khéo để còn nguyên bộ da không rách. Thịt rắn đem xay nhuyễn với thịt heo ba chỉ, nấm mèo, bún tàu, hột vịt; rồi sau đó nêm tiêu, đường, muối, bột ngọt trộn đều. Nhồi hỗn hợp này lại vào da rắn rồi đem hấp. Sau cùng là chiên cho thật giòn rồi lắp đầu rắn vào. Không ít các bà đã phải hốt hoảng... bỏ chạy khi món này được dọn trên bàn ăn!
Cách làm thịt rắn hầm sả
Từ thịt rắn người ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, như nem rắn, cháo rắn nấu đậu xanh, xương rắn chiên bơ, rắn hấp thuốc bắc, rắn xào lăn...
Món Rắn hầm sả nguyên liệu có thể dùng như: Rắn hổ đất, rắn ri voi , rắn bông sung… tùy loại. Dùng 1 con độ 700 - 800gr.
- Sả: 6 cọng
- Củ sen: 250gr; sữa đậu nành: 1 xị , nấm thơm: 100gr
- Rau ăn kèm: cải xanh, cải tần ô hoăc cải ngọt.
- Gia vị để nêm: Đường phèn, bột ngọt, nước mắm, muối, một ít nước mắm tôm lọc trong, tiêu xay, củ hành hay gốc hành lá, rau răm hay lá chanh non hoặc ngò gai 1 ít.
- Nước để nấu: Nước dừa tươi, nước súp hay nước lạnh.
Cách làm: Một trong các loại rắn, kể cả rắn mối, sơ chế sạch, rút ruột chứ không mổ phanh vì rút ruột thịt mềm và giữ được độ ngọt, hương vị đặc trưng của loài rắn, xong để nguyên con cho vào xoong nước dừa tươi dằn 1 ít muối sả độ 2 cọng, đập dập cắt khúc, đun nước dừa sôi luộc rắn chín độ 50-60% vớt ra chặt khúc dài độ 2 đốt tay.
Nước dừa luộc rắn lúc nãy hòa thêm 1 ít nước dừa tươi, sả đập dập cắt khúc, gừng xắt sợi, xả phi, củ sen gọt bỏ vỏ đề nguyên củ luộc riêng trong xoong nước có dằn 1 ít giấm muối, củ sen chín vớt ra, xắt lát hơi dày, nấm rơm sơ chế sạch... tất cả cho vào xoong nhỏ hay lẩu, đun sôi, cho thịt rắn vào, sữa đậu nành, nêm nếm vừa ăn, rải 1 ít rau răm hành gốc hay hành củ. Ăn nóng.
Nước Chấm: Nước mắm sả tỏi ớt.
còn nữa…
Nguyễn Nam (s/t)
nguồn sưu tầm

Đa vị rắn miền Tây

Miền Tây sông nước là nơi trú ngụ của nhiều loại rắn. Nếu ai về miền Nam Bộ mà chưa từng thưởng thức những món từ rắn, khi về sẽ thấy tiếc nuối không chừng. Món ăn từ rắn là món ăn quen thuộc của người dân miệt vườn, cũng là món khoái khẩu của những người trót mê hương vị miền Tây.

Món ăn từ rắn rất phong phú, rắn miền Tây lại càng đa dạng. Thậm chí ăn không hết, người ta mang rắn ra làm khô.
Rắn nấu cháo đậu xanh
miền tây, ẩm thực, rắn, món rắn
Rắn nấu cháo đậu xanh là món ấn tượng hơn cả trong các món rắn nước.Rắn làm sạch rồi bỏ vào nồi cháo đậu xanh đang sôi sùng sục, cháo nhừ thịt rắn cũng mềm. Kế đó vớt thịt rắn ra để nguội, xé nhỏ, xào với hành sả cho thơm, đổ trở lại nồi cháo để riu riu lửa. Cháo béo ngậy vị đậu xanh, da rắn giòn thơm phức, mùi gừng, mùi tiêu bốc lên nồng nàn mời gọi.
miền tây, ẩm thực, rắn, món rắn 
Rắn hầm sả
miền tây, ẩm thực, rắn, món rắn 
Rắn hổ đất chỉ bỏ phần đầu, nội tạng rồi chặt từng khúc 7-8cm cho vào xào qua. Kế đó, mang rắn hầm mềm với sả tươi đập giập, củ cải, gừng xắt lát, nêm thêm đường, ớt khô, tỏi. Rắn hầm sả thơm ngon hơn các loại thịt ăn hàng ngày rất nhiều, hương sả và mùi thơm của thịt rắn kích thích vị giác của cả những vị khách khó tính nhất.
Rắn nướng lèo
miền tây, ẩm thực, rắn, món rắn
Rắn nướng lèo thường là rắn bông súng, nắm đầu và đuôi rắn căng ra nướng trực tiếp trên lửa. Thịt nướng tới khi chín vàng thì bẻ ra ăn ngay, chấm muối ớt ngon hết xẩy.
Gỏi rắn
miền tây, ẩm thực, rắn, món rắn
Thịt rắn đã hầm nhừ, xé sợi, chỉ cần thêm đôi củ hành tây xắt nhỏ, rau răm, ít ớt, cốt chanh là đã có món gỏi rắn "tốn rượu". Vị ngọt của thịt rắn hòa với vị béo bùi cay ngọt hài hòa khiến người thưởng thức cứ vậy mà ăn hết cả đĩa khi nào không hay.
Khô rắn
miền tây, ẩm thực, rắn, món rắn
Miếng khô rắn thoạt nhìn khó có thể biết là loại thịt gì bởi khô rắn không còn da, thịt rắn đã được lọc tách cẩn thận rồi khéo léo tạo hình như con cá lưỡi trâu đem phơi khô. Khô rắn ngon phải đạt tiêu chuẩn bề ngoài đã rám nắng mà bên trong thịt vẫn còn tươi, nướng trên lửa than hồng ngọt thơm khó tả.
miền tây, ẩm thực, rắn, món rắn
Lẩu rắn
miền tây, ẩm thực, rắn, món rắn
Lẩu rắn ngon nhất phải dùng rắn hổ hành. Thịt rắn làm sạch, chặt thành khúc dài chừng hai lóng tay rồi xào sơ với hành sả tỏi. Sau đó bỏ vào nồi nước lạnh bắc lên bếp luộc, nấu, cho rắn chín. Tiếp đến, bỏ đu đủ, sả bằm, củ sắn, đâu phộng nấu thêm mươi phút. Nêm thêm bột ngọt, nước mắm ngon, chút tiêu sọ đã giã nhỏ rồi thì nhắc xuống.Thịt rắn vừa ngọt vừa mềm, da rắn dai dai giòn giòn, đu đủ mềm ngọt, nước sả thơm cay khiến lẩu rắn trở thành món đặc sản tuyệt vời vùng sông nước.
(Theo Depplus.vn/MASK)
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/du-lich/171815/da-vi-ran-mien-tay.html

Món ngon từ Rắn Miền Tây (bổ sung)

Miền Tây sông nước là nơi trú ngụ của nhiều loại rắn. Nếu ai về miền Nam Bộ mà chưa từng thưởng thức những món từ rắn, khi về sẽ thấy tiếc nuối không chừng. Món ăn từ rắn là món ăn quen thuộc của người dân miệt vườn, cũng là món khoái khẩu của những người trót mê hương vị miền Tây.

Món ăn từ rắn rất phong phú, rắn miền Tây lại càng đa dạng. Thậm chí ăn không hết, người ta mang rắn ra làm khô.
Rắn nấu cháo đậu xanh
Món ngon từ rắn miền tây mon ran mien tay
Rắn nấu cháo đậu xanh là món ấn tượng hơn cả trong các món rắn nước.Rắn làm sạch rồi bỏ vào nồi cháo đậu xanh đang sôi sùng sục, cháo nhừ thịt rắn cũng mềm. Kế đó vớt thịt rắn ra để nguội, xé nhỏ, xào với hành sả cho thơm, đổ trở lại nồi cháo để riu riu lửa. Cháo béo ngậy vị đậu xanh, da rắn giòn thơm phức, mùi gừng, mùi tiêu  bốc lên nồng nàn mời gọi.
Rắn hầm sả
Rắn hổ đất chỉ bỏ phần đầu, nội tạng rồi chặt từng khúc 7-8cm cho vào xào qua. Kế đó, mang rắn hầm mềm với sả tươi đập giập, củ cải, gừng xắt lát, nêm thêm đường, ớt khô, tỏi. Rắn hầm sả thơm ngon hơn các loại thịt ăn hàng ngày rất nhiều, hương sả và mùi thơm của thịt rắn kích thích vị giác của cả những vị khách khó tính nhất.
Rắn nướng lèo
Rắn nướng lèo thường là rắn bông súng, nắm đầu và đuôi rắn căng ra nướng trực tiếp trên lửa. Thịt nướng tới khi chín vàng thì bẻ ra ăn ngay, chấm muối ớt ngon hết xẩy.
Gỏi rắn
Thịt rắn đã hầm nhừ, xé sợi, chỉ cần thêm đôi củ hành tây xắt nhỏ, rau răm, ít ớt, cốt chanh là đã có món gỏi rắn “tốn rượu”. Vị ngọt của thịt rắn hòa với vị béo bùi cay ngọt hài hòa khiến người thưởng thức cứ vậy mà ăn hết cả đĩa khi nào không hay.
Khô rắn
Miếng khô rắn thoạt nhìn khó có thể biết là loại thịt gì bởi khô rắn không còn da, thịt rắn đã được lọc tách cẩn thận rồi khéo léo tạo hình như con cá lưỡi trâu đem phơi khô. Khô rắn ngon phải đạt tiêu chuẩn bề ngoài đã rám nắng mà bên trong thịt vẫn còn tươi, nướng trên lửa than hồng ngọt thơm khó tả.
Lẩu rắn
Lẩu rắn ngon nhất phải dùng rắn hổ hành. Thịt rắn làm sạch, chặt thành khúc dài chừng hai lóng tay rồi  xào sơ với hành sả tỏi. Sau đó bỏ vào nồi nước lạnh bắc lên bếp luộc, nấu, cho rắn chín. Tiếp đến, bỏ đu đủ, sả bằm, củ sắn, đâu phộng nấu thêm mươi phút.  Nêm thêm bột ngọt, nước mắm ngon, chút tiêu sọ đã giã nhỏ rồi thì nhắc xuống.Thịt rắn vừa ngọt vừa mềm, da rắn dai dai giòn giòn, đu đủ mềm ngọt, nước sả thơm cay khiến lẩu rắn trở thành món đặc sản tuyệt vời vùng sông nước.
K.H (Depplus.vn/MASK)
® Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn.
Nguồn: http://kenhtinhot.net/mon-ngon-tu-ran-mien-tay.html#.VFEBfDSsUdg

Chợ Rắn Đồng Tháp

Đã từ lâu nghe nói về chợ Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp nổi tiếng với nhiều loại thủy sản đặc trưng vùng sông nước Cửu Long, nhưng vẫn chưa thể hình dung ra sự quy mô của nó nếu không một lần mục sở thị.
Đã từ lâu nghe nói về chợ Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp nổi tiếng với nhiều loại thủy sản đặc trưng vùng sông nước Cửu Long, nhưng vẫn chưa thể hình dung ra sự quy mô của nó nếu không một lần mục sở thị.
Lột da rắn
Lột da rắn.
 
Được Hai Cẩn, một người bạn nhà ở Tam Nông (Đồng Tháp), mời về quê anh chơi, chúng tôi rất tò mò muốn biết về cái xứ Tràm Chim ra sao. Hơn nửa ngày đường lặn lội từ TP.HCM, tới Tam Nông cũng đã xế chiều, trong đó mệt nhất là đoạn đường gồ ghề gần 40km từ thành phố Cao Lãnh về thị trấn Tràm Chim. Gặp nhau, Hai Cẩn hồ hởi bảo: “Xế chiều rồi, mấy ông vào rửa mặt, rửa tay cho mát, nghỉ ngơi chút. Tui biểu vợ tui mần mấy con rắn ri cá bọn mình lai rai. Sáng sớm mai tui dẫn mấy ông đi xem chợ rắn”.
6 giờ sáng, Hai Cẩn dẫn chúng tôi thăm “chợ rắn” ngay trung tâm thị trấn Tràm Chim. Tên đầy đủ là chợ thực phẩm Tam Nông, nhưng nổi tiếng về rắn. Ngoài ra, chợ còn bán các loại chim trời, cá nước, toàn loài hiếm thấy ở các vùng khác như chích cồ, cúm núm, vạc… và cả rùa, chuột đồng nhung nhúc trong lồng sắt.
Khi chúng tôi tới, chợ rắn nhộn nhịp người mua, kẻ bán nhưng Hai Cẩn cho biết: “Mình đến giờ này là hơi muộn rồi. Khoảng 5 giờ sáng là mấy thương lái đã đến đây mua rắn, chim, rùa để giao cho các mối hàng ở xa”. Anh dắt chúng tôi đến vựa rắn của bà Tám, một người có thâm niên chục năm buôn bán rắn ở chợ này, nên có biệt danh Tám “rắn”.
Ở vựa rắn của bà Tám, phía trước là một dãy bể kính với rất nhiều rắn sống đủ kích cỡ, từ loại rắn chỉ to bằng ngón tay. Bể kính có chiều dài gần 3m, cao khoảng 50cm và được chia thành 3 ngăn. Hỏi chuyện, bà Tám, cho biết bà chỉ mua bán chủ yếu các loại rắn như: ri cá, ri voi, bông súng… Mỗi ngăn để các con rắn có cùng kích thước chứ không phân loại rắn gì. Xung quanh thấy rất nhiều thùng bằng tôn hoa được đậy kín.
Chỉ vào một thùng, bà Tám cho biết đây là các thùng đựng rắn ri voi có trọng lượng trên 1kg/con. Loại rắn này bán chậm tại đây, nhưng các thương lái từ TP.HCM rất thích, nên bà phải gom hàng từ khắp nơi mới đáp ứng được nhu cầu. Mỗi ngày bà bán được vài trăm ký rắn các loại, trong khi cái chợ này có cả chục hộ kinh doanh rắn như thế. Rắn ri voi thì có giá từ 800.000 – 1 triệu đồng/kg tùy theo trọng lượng. Còn mấy loại rắn nước khác có giá từ 100.000 – 400.000 đồng/kg.
Theo nhiều hộ kinh doanh rắn tại đây, nguồn rắn được đưa từ Campuchia qua cũng nhiều và từ người dân đi săn bắt quanh khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim cũng có. Cứ vào khoảng 4 – 5 giờ sáng, những chủ vựa rắn bắt đầu thu mua tấp nập và bán ngay sau đó cho các thương lái.
Về đồng bằng sông Cửu Long mà không biết đến những món khô nổi tiếng như: khô cá lóc, cá sặt, mắm cá trèn, mắm cá linh… thì coi như chưa biết đến vùng đất chín rồng. Tuy nhiên, ở Tam Nông lại có một món khô “độc nhất vô nhị” đó là món khô… rắn.
Anh Trần Văn C., con bà Tám “rắn” cho biết: một ngày vựa anh thu mua hàng trăm ký rắn từ khắp nơi đổ về, kể cả từ Campuchia qua, nên cũng có một phần rắn bị thương, bị ngộp không thể bán tươi được. Cách duy nhất để gỡ vốn đó là chế bến thành khô rắn. Để có được một ký khô rắn, phải cần đến 10 ký rắn tươi.
Phía sau nhà anh C., là một thùng đựng rắn vừa mới chết gần 50kg, đang chờ hai thợ chế biến lột da lấy thịt và xương đem ướp muối. Sau đó phơi nắng và công đoạn cuối cùng là tẩm ướp gia vị, sấy khô. Còn phần da rắn sẽ bán lại cho các cơ sở sản xuất phân bón và làm thức ăn cho cá. Hiện nay, món khô rắn với thương hiệu Tám “rắn” được bán tại chợ Tam Nông với giá từ 350.000 đồng/kg khô thịt và 100.000 đồng/kg khô xương. Anh C. cười nói: “Khô rắn nhà tui nổi tiếng nhất huyện Tam Nông. Số lượng khô rắn làm ra không nhiều. Tính sơ sơ mỗi tuần chỉ làm được 50 – 60kg khô nên có bao nhiêu là bán hết luôn”.
Buổi chiều hôm ấy, chúng tôi được anh C. khoản đãi món lẩu rắn bông súng, rắn ri cá và cả món khô rắn “chính hiệu”. Anh cho biết khách phương xa biết tiếng thịt khô rắn ngọt, vừa dai, vừa mềm nên đến tìm mua nhưng toàn là mua phải khô rắn làm giả từ thịt trăn.
Ở Tam Nông, mùa nước nổi, nhà nông trồng lúa phải “trông đứng, trông ngồi” vì sợ ruộng đồng ngập úng, mất mùa. Nhưng thiên nhiên lại “ban tặng” cho người dân nơi đây những sản vật như: rắn, rùa, lươn, ếch, cá, chim… Mùa nước nổi, người dân đi săn bắt rắn, rùa một đêm, có người kiếm được gần 2 triệu đồng là chuyện bình thường. “Bây giờ, đêm nào cũng có khoảng 20 thợ vào Vườn quốc gia Tràm Chim để bắt rắn, rùa và các loài chim nước để bán cho thương lái trong vùng. Loài nào có giá trị, có nguồn tiêu thụ, là bắt hết. Bởi vậy, mấy ông thích ăn các loại chim trời, rắn, rùa cỡ to, cỡ nhỏ gì ở đây cũng có”. – anh C. nói.
Anh C. bước vào trong nhà và đem ra mấy quả trứng chỉ bằng nửa quả trứng gà khoe với chúng tôi. Đây là trứng rắn hổ mang quý hiếm, các ông là khách quý nên tôi mời mấy ông ăn thử. Theo anh C., “chỉ gia đình nào kinh doanh rắn thì mới có trứng rắn ăn thôi. Món “độc” này đi tìm mua chẳng có đâu”.
Nhìn số lượng rắn, rùa và nhiều loại động vật khác thu mua về chợ Tam Nông rồi phân phối đi khắp các nơi hàng ngày, giật mình không biết cảnh “chim trời cá nước” liệu còn kéo dài được tới bao giờ? Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết: “Hiện nay chúng tôi đang làm đề án về phát triển du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên. Đó mới là phương cách hay nhất để giải quyết được vấn nạn săn bắt trái phép động vật hoang dã ở đây. Bởi chỉ có phát triển du lịch để giải quyết việc làm cho người dân, thì mới giữ được hàng trăm loài động vật hoang dã quý hiếm đặc trưng vùng đồng bằng sông Cửu Long này”. Theo ông Hùng, đề án này có thể được UBND tỉnh Đồng Tháp trình Bộ NN&PTNT phê duyệt trong năm 2013, lúc đó chúng tôi mới có kinh phí để triển khai.
Rất hy vọng một ngày không xa, khi trở lại Tràm Chim chúng tôi sẽ không còn phải chứng kiến cảnh mua bán tấp nập động vật hoang dã ở chợ huyện như thế này nữa.
Theo Thái Nguyên – Anh Đức 
Thể thao và Văn hóa cuối tuần
nguồn: http://www.tienphong.vn/Suc-Khoe/ngo-ngang-lot-vao-cho-ran-dong-thap-607616.tpo

Cách Chế biến Rắn Hầm Sả

Cách làm thịt rắn hầm sả
Ăn thịt rắn, uống rượu rắn đang là mốt, nhất là với nhiều quý ông muốn chứng tỏ sự sành điệu và cả bản lĩnh nam nhi. Từ thịt rắn người ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, như nem rắn, cháo rắn nấu đậu xanh, xương rắn chiên bờ, rắn hấp thuốc bắc, rắn xào lăn...Khôi Nguyên chia sẻ với các một món ăn nữa từ thịt rắn, đó là Rắn hầm sả.
[IMG]
Nguyên liệu: Bạn có thể sử dụng các loại rắn, như: Rắn hổ đất , rắn ri voi , rắn bông súng ..: 1 con độ 700 - 800gr.
- Sả: 6 cọng
- Củ Sen : 250gr ,sữa đậu nành : 1 xị , nấm thơm : 100gr.
- Rau ăn kèm : cải xanh hoặc cải tần ô hoạc cải ngọt.
- Gia vị để nêm : Đường phèn, bột ngọt , nước mắm , muối , 1 ít nước mắm tôm lọc trong , tiêu xay , củ hành hay gốc hành lá , rau răm hay lá chanh non hay ngò gai 1 ít.
- Nước để nấu : Nước dừa tươi hay nước súp hay nước lạnh.
Cách làm:
- Một trong các loại rắn, kể cả rắn mối, sơ chế sạch, rút ruột chứ không mổ phanh, vì rút ruột thịt mềm và giữ được độ ngọt, hương vị đặc trưng của loài rắn, xong để nguyên con cho vào soong nước dừa tươi dằn 1 ít muối sả độ 2 cọng, đập dập cắt khúc, đun nước dừa sôi luộc rắn chín độ 50-60% vớt ra chặt khúc dài độ 2 đốt tay.
- Nước dừa luộc rắn lúc nãy hòa thêm 1 ít nước dừa tươu , sả đập dập cắt khúc, gừng xắt sợi, sả phi, củ sen gọt bỏ vỏ đề nguyên củ luộc riêng trong soong nước có dằn 1 ít giấm muối , củ sen chín vớt ra, xắt lát hơi dầy, nấm rơm sơ chế sạch... tất cả cho vào soong nhỏ hay lẩu, đun sôi, cho thịt rắn vào, sữa đậu nành, nêm nếm vừa ăn, rải 1 ít rau răm hành gốc hày hành củ. Ăn nóng.
Nước Chấm:
Nước mắm sả tỏi ớt.

Nguồn: sưu tầm

Các món ngon từ Rắn

Rắn được chế biến thành trên dưới 5 món ăn khác nhau (người Việt Nam thường dùng luôn cả da rắn trong khi khách nước ngoài lại thích ăn rắn lột da):

1. Rắn xúc bánh đa(Xào lá cách hoặc xào sả ớt): Vàng giòn màu nghệ, thơm lừng mùi tỏi, sả, ớt. Rắn được bằm hoặc xay nhuyễn, tỏi khử, xào rắn trên lửa lớn đều. Ăn kèm với món này có bánh đa hoặc bánh phồng tôm chiên.


2. Rắn xé phay: Rắn chặt khúc, hấp trong nồi áp suất. Sau đó, rút xương thái mỏng, trộn với củ hành tây , chanh và rau răm.


3. Rắn hầm sả: Rắn hầm sả là món ăn khá phổ biến với người dân Miền Tây .Trong nồi lẩu hầm sả thường có nấm rơm , củ cải , đậu luộc ,sả cắt khúc. Nước chấm với món này là mắm sả , Ăn Rắn hầm sả với mì gói vị hương rất ngon. Rắn hầm sả thơm ngon hơn các loại thịt thường ăn hằng ngày rất nhiều. Nếu được ăn rắn hổ đất, lại càng bổ, mát và ngủ khỏe. Làm thịt rắn , ta chỉ bỏ phần đầu và nội tạng rồi chặt từng khúc 7-8cm cho vào xoong nước. Bắc xong lên bếp, thêm sả càng nhiều càng ngon. Nước cốt hầm sả bổ và ngọt lựng, hương sả và mùi thơm thịt rắn kích thích cả khứu giác và vị giác thực khách. Bạn còn có thể thưởng thức món rắn hầm sả kèm với rượu tiết rắn (nấu từ rượu Nàng Thơm trứ danh) từ chính con rắn mà ban đã chọn . Còn cảm giác nào hơn một nồi lẩu thơm lừng mùi sả cộng một ly rượu tiết ngon ngọt bổ dưỡng.



4. Cháo rắn đậu xanh: Là món thường được ưa thích nhất trong thực đơn rắn. Cháo thơm, vừa có vị bùi của đậu xanh, dẻo của nếp và vị ngọt của thịt rắn.




5. Rắn nướng lèo (Hoặc nướng sa tế): Rắn nướng lèo ngon nhất là rắn chung , ri cá , hoặc hổ hành. Rắn chặt khúc , nhúng vào nước sốt , nướng trên lò than nóng . Khúc bị đốt chín vàng, được bẻ ra ăn ngay. Rắn chấm muối ớt hoặc nước mắm trong đâm ớt hiểm, ăn kèm với rau thơm , rau diếp cá.


Mắc nhưng ngon, rắn được khách sộp thường tìm đến vì trong thịt Rắn chứa nhiều chất bổ dưỡng . Tiết Rắn , Mật Rắn hoặc các món rượu được bài chế từ Rắn có khả năng giúp chữa đau lưng , nhức mỏi , cường dương tráng thận........

Nguồn: Sưu tầm.

Làng nuôi Rắn Ri Voi Vĩnh Long

 Nuôi rắn ri voi không phải là mô hình làm ăn mới. Việc phát triển nghề nuôi rắn Ri Voi để bán rắn thịt và con giống đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nuôi trong mấy năm qua. Ở ấp Hòa Bình, xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long nghề nuôi rắn ri voi ngày càng phát triển với hàng chục hộ gia đình tham gia. Chính vì vậy, nhiều người gọi vui nơi đây là Làng nuôi rắn ri voi.


 Người khởi đầu nghề nuôi rắn ri voi ở ấp Hòa Bình là anh Trương Văn Khởi. Cách đây hơn 20 năm, trong những lần đi ruộng, anh bắt được vài con về nuôi chơi trong khạp, thấy phát triển tốt và bất ngờ hơn là sau một thời gian rắn sinh sản. Từ đó ý định nuôi rắn ri voi để bán con giống và rắn thịt của anh Khởi được hình thành. Lúc đầu tất cả rắn con đẻ đều được anh để lại nuôi, vì vậy đàn rắn của anh tăng nhanh về số lượng và qui mô nuôi của anh cũng lớn dần. Từ chỗ nuôi bằng khạp với qui mô nhỏ, dần dần anh tìm tòi học hỏi đầu tư nuôi trong hồ xi măng, trong vèo, tạo môi trường thích hợp cho rắn phát triển tốt hơn.               
Anh Trương Văn Khởi, Xã Nguyễn Văn Thảnh – Bình Tân cho biết: “Mình nuôi năm nay khoảng 22 năm rồi. Rắn thì thời điểm này mình phát triển nái bây giờ khoảng 600 mấy nái, thịt thì 1 năm mình nuôi khoảng hai ngàn mấy mình ra thịt. Một năm mình chia ra nhiều lứa mình ra. Thí vụ một năm mình ra 3 lứa, 4 lứa. Thường thường nhất là mình ra khoảng tháng chạp này hoặc là qua tết khoảng 1 tháng, lúc đó giá nó sốt mình ra”.
 Anh Khởi cho biết thêm, hàng năm anh bán rắn thịt và rắn giống thu lời vài chục đến vài trăm triệu đồng. Riêng trong năm 2012, anh bán được trên 1 tấn rắn thịt và khoảng 8.000 con rắn giống, thu được hàng trăm triệu đồng. Vào thời điểm giáp Tết, anh xuất bán rắn thịt được khoảng 700.000 đồng/kg. Còn rắn con có giá từ 60.000 – 70.000 đồng/con. 
Theo anh Trương Văn Khởi, Xã Nguyễn Văn Thảnh – Bình Tân:  “Nuôi cái này thì nói chung ra chi phí cũng thấp nhưng mình nuôi lợi nhuận cao. Tại vì mình tính một con rắn như vậy cho ăn tới trọng lượng bán được là 1 kg rắn thành phẩm thì khoảng 4,5 kg hoặc 5kg cá mồi. Cá mồi hiện nay ở đây thí dụ như mình mua mấy lúc dao động cá chốt của địa phương có mình mua cắt thảy xuống cho nó ăn. Cá chốt thì khoảng 7.000 đồng/kg”.
Thức ăn cho rắn là ếch, nhái, cá da trơn,…. Theo nhiều người nuôi, việc nuôi rắn cũng không khó lắm. Rắn bố mẹ bắt cặp vào khoảng tháng 8, tháng 9 đến tháng 4, tháng 5 năm sau sẽ đẻ. Mỗi năm rắn đẻ 1 lần. Rắn mẹ đẻ lần đầu khoảng 10 – 15 con. Rắn càng lớn đẻ con càng nhiều. Hao hụt trong quá trình nuôi khoảng từ 10 – 20%. Sau 1 năm nuôi, rắn đạt trọng lượng từ 800 gram đến 1,2 kg/con, tuỳ thuộc vào mức độ cho ăn. Nhiều người ở ấp Hòa Bình thấy anh Khởi nuôi rắn đạt hiệu kinh tế quả cao đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình tương tự. Hiện nơi đây có khoảng 50 – 60 hộ tham gia nuôi rắn. Mỗi hộ nuôi từ vài chục đến vài trăm con.
Anh Trần Văn Lập, xã Nguyễn Văn Thảnh – Bình Tân  cho biết: “Anh Khởi ở xã Nguyễn Văn Thảnh mình đó ban đầu ảnh có nuôi. Anh đi uống cà phê đồ ảnh cũng nói là có hiệu quả. Thấy hiệu quả nên anh nói em út có nuôi đưa cho con giống, nuôi gây giống ra từ từ. Thấy cũng có hiệu quả trong gia đình. Dịp Tết mình không có tiền bán vài con xài trong dịp Tết cũng được.”
Theo anh Thân Văn Lâm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Văn Thảnh – Bình Tân: “Thời gian mấy năm gần đây phong trào nuôi rắn Ri Voi của xã Nguyễn Văn Thảnh lên đến trên dưới 50 hộ nuôi. Về góc độ Hội Nông dân xã, tôi nhìn thấy những hộ nuôi rắn Ri Voi họ làm ăn rất hiệu quả”.
Hiện rắn thịt và rắn ri voi giống không đủ cung cấp cho thị trường, đặc biệt là đối với rắn thịt trong dịp Tết này. Ngoài tiêu thụ trong nước, rắn thịt còn xuất bán sang Trung Quốc.
Ông Nguyễn Minh Châu, Xã Nguyễn Văn Thảnh – Bình Tân cho biết: “Tui nuôi năm nay khoảng 12 năm rồi. Năm nào cũng xuất tuyển ra bán một mớ hoài vậy. Từ từ rắn con lớn lên. Rắn bố mẹ thì con nào xấu mình bán thịt, con nào tốt thì mình để dành để cho nó đẻ. Một năm tui bán 2 đợt. Khoảng tháng 5,tháng 6, tui bán 1 đợt. Tết này tui bán 1 đợi nữa, bán xoay sở trong gia đình có tiền xài đồ. Tui mới bán 15 con được 12 triệu mấy. Xoay sở cái Tết này chắc đủ”.
Nuôi rắn ri voi không tốn nhiều chi phí bởi không nhất thiết phải đầu tư xây dựng chuồng trại, tùy theo điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình mà có qui mô nuôi lớn hay nhỏ. Người nuôi có thể tận dụng diện tích trong nhà thả nuôi rắn trong thau, trong chậu hoặc thùng. Thức ăn cho chúng cũng dễ tìm và công chăm sóc cũng nhẹ. Vì vậy, nghề nuôi rắn ri voi thích hợp với nhiều đối tượng gia đình, nhất là đối với bà con nông thôn tận dụng thời gian nhàn rỗi để cải thiện cuộc sống gia đình./.
Tấn Xuân
nguồn: http://thvl.vn/?p=250763#